Tào Tháo và Lưu Bị: Ai mới thực sự là anh hùng?

31 bình luận
Đọc Tam quốc ta đều biết Tào Tháo và Lưu Bị là đại diện cho hai phía đối nghịch, họ cùng Tôn Quyền tạo ra thế chân vạc thời đó. Cùng mưu cầu việc lớn nhưng  giữa hai người là sự đối lập rất lớn: Lưu Bị quan niệm: thà người phụ ta chứ ta không phụ người còn Tào Tháo sống mãi với thời gian với phương châm: thà ta phụ người chứ không để người phụ ta. Lưu Huyền Đức được người đời coi là quân tử, là anh hùng, nổi tiếng việc nhân nghĩa. Tào Mạnh Đức thì sao? Cả ngàn năm qua ông chịu tiếng là gian hùng, là kẻ đa nghi, thủ đoạn.
Những nhận xét trên không hề sai nhưng ta hãy có cách nhìn khác về hai con người này.

Về mưu lược: Tào Tháo hơn hẳn Lưu Bị. Thử hỏi dưới trướng nhà Ngụy có tướng nào được như Quan vũ, có quân sư không được như Khổng Minh. Thế nhưng quân Tào vẫn lớn mạnh vẫn một mình cai quản cả phương Bắc.
Thử hỏi nếu không có Quan, Trương, Triệu, Ngọa Long tiên sinh thì Lưu Bị sẽ ra sao, cùng lắm cũng chỉ là một Lưu hoàng thúc hữu danh vô thực. Theo tôi cái tài nhất của Lưu Bị là thu phục người. Cái đức của ông khiến người tài không mời cũng tới, trung thành hết mực. Từ Thứ khi về hàng Tào cả đời không bày một trận nào, ngày ngày dõi về phía nam, Quan Công dù Tào Tháo hết lòng mua chuộc cũng không hề động lòng. Cái đức của Lưu Bị có thể sánh ngang với cài tài của Tháo.

Về tính cách: Cái này thì khỏi nói.
Lưu Bị là đại diện của tất cả những gì tốt đep: Nhân từ, khiêm tốn, kín đáo.
Tào Tháo đại diện cho những thứ xấu xa: thủ đoạn, cơ hội.
Sự thực đúng là như vậy nhưng tôi đặt ra một câu hỏi: trong thời đại đó nếu được chọn bạn có dám sống như Lưu Bị. Lúc đầu có thể có sau tôi e là không.
Thực ra dù mang tiếng là cứu đại Hán khỏi bể khổ nhưng những việc Lưu Bị làm chẳng phải cũng là muốn dành thiên hạ hay sao? Vẻ ngoài và hành động có thể khác nhau nhưng mục đích của cả Tào và Lưu đều như nhau. Đó là thiên hạ. Chỉ khác là cách làm mà thôi:
Tào Thào giam thiên tử nhũng loạn triều đình muốn mượn danh vua mà chiếm lầy thiên hạ. Những việc ông ta làm quả thật không đàng hoàng nhưng để được thiên hạ ông còn con đường nào khác. Đại Hán sớm muộn cũng diệt vong chi bằng để một người tài trí như Tào Tháo lên thay thế.
Tôi không muốn gọi Tào Tháo là kẻ hiểm ác, cơ hội. Tôi nghĩ gọi ông là người thức thời dám nghĩ dám làm thì đúng hơn. Thời đó có bao nhiêu anh hùng muốn đoạt lấy thiên hạ nhưng chỉ ba người làm được.
Tào Tháo không dựa vào  cha như Tôn Quyền, không dựa vào tướng tài như Lưu Bị mà chỉ vào tài lược mà dành lấy thiên hạ. Thứ ông thiếu có lẽ chỉ là danh nghĩa. Ông nhận mình là thừa tướng chứ không phải vua. Như thế không xứng được gọi là anh hùng hay sao?
Về phía Lưu Bị ai cũng nói ông nhân nghĩa. Người nhân nghĩa dám vứt con mình xuống đất để mà khen tướng hay sao? Tôi thấy trong cái sự nhân nghĩa có cái gì đó giả tạo. Suốt truyện ta thấy Lưu Bị khi bàn chuyện rất kín đáo thường không bộc lộ lòng mình cho người khác biết. Tào Tháo thì khác khi giết nhầm cả nhà Lữ Bá Sa ông không hề giấu diếm mà nói ra bản chất của mình. Ông muốn đoạt thiên hạ ông dám nói không như những người khác cố kiếm cớ nhân nghĩa để che mắt thiên hạ. Tào Tháo vẻ ngoài uy dũng khác người, biết sai sửa sai không nhận sai. Đó là khí chất của kẻ anh hùng. Còn Lưu Bị dường như quá nhu nhược để cảm xúc lấn át lý trí, để lòng thương người làm hỏng việc lớn. Có một điểm ở Lưu BỊ làm tôi không thích : ông rất hay rớt nước mắt. Thu phục được Khổng Minh ông khóc vì thu phục được người tài có thể hiểu. Gặp lại anh em ông khóc cũng có thể hiểu. Nhưng khi Từ Thứ sang hàng Tào ông khóc vì lẽ gì. Phải chăng trong lòng ông sợ Từ Thứ đi thì chiến thắng của ông cũng sẽ đi. Người anh hùng sao lại để vận mệnh của mình phụ thuộc vào kẻ khác như vậy. Tào Tháo cũng có lúc rớt nước mắt. Ông khóc khi Quan Vũ thả ông đi. Ông khóc khi buộc phải giết Trần Cung. Theo tôi ông khóc chỉ có một nguyên do : vì chí hướng khác nhau mà không thể làm anh em với Quan Vũ, Trần Cung. Đau lòng thay!
Vậy là:
Xét về tài trí Lưu Bị không bằng Tào Tháo.
Xét về khí chất của bậc đế vương Lưu Bị lại càng thua xa Tào Tháo.
Lưu Bị chỉ hơn Tào thào ở chỗ biết lấy lòng người mà thôi.
Vậy theo bạn ai mới xứng làm anh hùng?
(P/s: Ai chọn Lưu Bị thì là bạn bè của tôi.
        Ai chọn Tào Tháo thì không phải bạn tôi mà là... anh em của tôi)
                                                                                NGUYỄN QUỐC BẢO

So sánh giữa phương Đông và phương Tây

0 bình luận
Màu xanh: Phương Tây
Màu đỏ: Phương Đông

1) Suy nghĩ

Người phương tây quan điểm rạch ròi (yêu ra yêu, ghét ra ghét,học ra học,chơi ra chơi)
Người phương đông suy nghĩ lằng nhàng
2) Thời gian

Phương Tây đúng từng phút                              
Còn phương Đông cao su hết mức có thể
3) Cách sống

Phương tây độc lập (cứ 18 tuổi là ra ở riêng, sống chết mặc bay)                                           
Phương đông hay dựa dẫm (nhưng thế xem ra lại tình cảm)
4) Nghĩ về nhau


Phương Tây nghĩ về phương Đông là những người đội nón, uống trà và ăn cơm
Phương Đông nghĩ về  phương Tây là những người đội mũ, ăn xúc xích và uống bia
5) Trẻ em
Ở phương Tây trẻ con ngang hàng với người lớn và chỉ chịu chi phối từ cha mẹ  
Ở phương Đông trẻ con chịu ảnh hưởng từ nhiều phía (ông bà cha mẹ)
6)Tắm

Phương Tây tắm vào buổi sáng để cho thoải mải bước vào ngày mới
Phương Đông tắm vào buổi tối để gột rửa bụi bặm
           
7) Cách giải quyết vấn đề
Phương Tây đi thẳng vào vấn đề                          
Phương Đông hay lảng tránh
8) Giao tiếp
Phương Tây: Bạn = Bạn của bạn
Phương Đông: Bạn = Bạn của bạn của bạn....... (cái này có gọi là quen biết rộng không nhỉ)
9) Xếp hàng
Cái này miễn bình luận (xem tự hiểu)
10) Cái tôi
Phương Tây: Cái tôi được đề cao                                    
Phương Đông: Cái tôi bị lu mờ
11) Sếp
Phương Tây: Sếp như là một nhân viên cấp cao                        
Phương Đông: Sếp như là ông chủ
12) Ăn
Phương Tây: Theo thứ tự sáng - trưa -tối: nguội nóng nguội
Phương Đông: nóng nóng nóng
13) Phố xá chủ nhật
Phương Tây ở nhà bên gia đình                        
Phương Đông đi chơi
14) Du lịch
Phương Tây: Đi xem tận mắt                                                
Phương Đông: Du lịch qua ảnh, lời kể
15) Nhà hàng
Phương Tây: Tập trung từng nhóm nhỏ ăn uống nhỏ nhẹ              
Phương Đông: Tập trung nhóm lớn ăn to nói lớn
16) Party
Phương Tây tiệc tùng hát hò                                      
Phương Đông quây quần bên gia đình
17) Người già
Phương Tây: Làm bạn với thú nuôi                                          
Phương Đông: Dựa dẫm vào con cái
18) Đồ uống

Phương Tây: Pepsi                                                          
Phương Đông: trà
19) Xu hướng hiện nay
Phương Tây chuyển sang dùng thìa và đũa                      
Phương Đông chuyển sang dùng dao và dĩa
20) Thời tiết
Phương Tây: vui khi trời nắng và buồn khi trời mưa                            
Phương Đông: nắng mưa vui hết
21) Xe cộ
Phương Tây chuyển qua dùng xe đạp để bảo vệ môi trường
Phương Đông chuyển qua dùng ô tô cho sang              
22) Cảm xúc
Phương Tây bộc lộ ra mặt                                          
Phương Đông: giữ ở trong lòng (thế mới thâm chứ)
                                                                                                    SƯU TẦM